You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bài gửi :
84
:
Lượng :
712
:
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat18
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat10[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat12[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat13
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat15
horrors
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat17
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat19[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat21[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat22
horrors
ϟ ~.IKaros.~ ϟ
ϟ ~.IKaros.~ ϟ
Hiện Đang:
 
Bài gửi : 84
Lượng : 712
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Vide10
Bài gửi : 84
Lượng : 712
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Vide10

Bài gửiTiêu đề: [Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime

Số lần được LIKE : Message reputation : 100% (1 vote)

Tiêu đề: [Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime

Anime là gì
Anime là từ tiếng Nhật của Animation (Hoạt Hình), một dạng hoạt hình xuất phát từ Nhật Bản, với mỹ thuật nền và nhân vật đặc thù tách nó khỏi các dạng hoạt hình khác. Mặc dù một vài anime là hoàn toàn vẽ-tay, kỹ thuật hoạt hình hỗ trợ bằng máy vi tính là phổ biến. Cốt truyện có phong cách hư cấu; các điển hình của anime đại diện cho hầu hết mọi thể loại truyện tiểu thuyết đang tồn tại. Anime bị ảnh hưởng bởi truyện tranh Nhật Bản, được biết đến với tên gọi manga. Vài câu chuyện anime đã được chuyển thể lại thành các loạt phim truyền hình

Ở Nhật, công nghiệp hoạt hình thì hướng tới hàng đầu hơn là ở Mỹ, và trình chiếu hầu như mọi thể loại có thể thấy trên truyền hình, các bộ Video Hoạt Hình Gốc (OAVs hay OVAs) và các phim lẻ.
Khá giống các loại hình giải trí khác, anime dao động từ loại rất ngớ ngẩn đến loại rất nghiêm túc, và không hoàn toàn nhắm vào trẻ em hay bất cứ độ tuổi nhất định nào.

Lịch sử:
Lịch sử Anime khởi nguồn từ đầu thế kỷ 20, khi các nhà làm phim Nhật Bản thí nghiệm với kỹ thuật hoạt hình đã được khám phá bởi người Mỹ. Trong thập niên 1970, anime phát triển xa hơn, tách ra khỏi gốc Mỹ, và phát triển những thể loại đặc biệt như Mecha. Trong thập niên 80, anime được chấp nhận là chủ lưu ở Nhật Bản, và trải qua một thời kì nở rộ sản xuất. Trong thập niên 90 và 2000, chúng ta được chứng kiến một sự chấp nhận anime rộng rãi trên thị trường hải ngoại.

Thuật ngữ:
Từ tiếng Nhật của hoạt hình là a-ni-me-shon. Đó là một phiên âm trực tiếp và mượn lại từ tiếng Anh animation (hoạt hình), mặc dù có một thuyết khác cho rằng nó bắt nguồn từ từ tiếng Pháp animé (hoạt hóa) hoặc les dessins animés (hình vẽ được hoạt hóa). Thuật ngữ tiếng Nhật được viết tắt thành anime. Cả dạng gốc lẫn viết tắt đều được sử dụng tương đương trong tiếng Nhật, nhưng như bạn đã biết, từ viết tắt anime được sử dụng rộng rãi hơn.

Cũng như một số từ tiếng Nhật như Pokémon và Kobo Abé, anime cũng thỉnh thoảng được ghi thành animé với dấu sắc trên âm e cuối cùng để nhắc nhở người đọc rằng kí tự đó được phát âm thành [e] (trong tiếng Anh thì e cuối từ thường là âm câm hoặc phát âm thành i - ví dụ như Hermione đọc là Hơ-mi-on-ni).

Thuật ngữ là một từ dùng chung, không hề ám chỉ gốc tích hay phong cách của quốc gia của phim hoạt hình.

Từ đồng nghĩa:
Anime thỉnh thoảng ám chỉ Japanimation (hoạt hình Nhật Bản), nhưng thuật ngữ này đã không còn được sử dụng. Japanimation là từ dùng rộng rãi vào thập niên 70, 80, khi người ta chứng kiến hai đợt sóng đầu của hội chứng anime, và được sử dụng cho đến giữa thập niên 1990 khi anime nổi lên lại. Nói chung, thuật ngữ này giờ thường thấy trong các đoạn văn hoài cổ. Thuật ngữ được sử dụng rộng rãi hơn trong nước Nhật để chỉ hoạt hình quốc nội. Từ khi anime hay animeshon được sử dụng để mô tả mọi dạng hoạt hình, Japanimation được sử dụng để phân biệt các sản phẩm Nhật Bản với các sản phẩm nước ngoài.

Trong các năm gần đây, anime cũng được dùng ám chỉ manga ở các nước Châu Âu, một thói quen có lẽ ảnh hưởng bởi cách sử dụng của người Nhật: ở Nhật, manga có thể chỉ cả hoạt hình lẫn truyện tranh (mặc dù cách dùng manga để chỉ hoạt hình chỉ giới hạn trong những người không phải fan!). Trong cộng đồng Anh ngữ, manga thường có một nghĩa khắc nghiệt hơn đơn giản chỉ là “truyện tranh Nhật Bản”. Một cách giải thích khác là vì sự thống trị của Manga Entertainment, một nhà phân phối anime đến thị trường Anh, Mỹ. Bởi vì Manga Entertainment bắt nguồn ở Anh nên cách dùng thuật ngữ như vậy chỉ phổ biến ở ngoài đất Nhật.

Đặc trưng:
Anime mang đặc trưng của rất nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau giữa các họa sĩ và đặc thù ở đồ họa đầy màu sắc, cứng nhắc và hình ảnh rực rỡ, có phong cách riêng vẽ nên các nhân vật đầy sức sống với nhiều thiết kế và cốt truyện khác nhau, nhằm vào nhiều dạng độc giả.

Thể loại:
Anime có nhiều thể loại, cũng như các phim cinema truyền thống. Các thể loại đó gồm hành động, phiêu lưu, chuyện trẻ con, hài, bi, khiêu dâm (hentai), kiếm hiệp, kinh dị, lãng mạn, và khoa học viễn tưởng.

Hầu hết anime có nội dung gồm nhiều thể loại khác nhau, cũng như các yếu tố liên quan rất khác. Điều này làm việc phân loại một số đầu phim rất khó khăn. Một đoạn chiếu có thể có vẻ xếp đặt rất đơn giản, nhưng đồng thời có thể ẩn chứa những diễn tiến cốt truyện và nhân vật phức tạp, sâu sắc hơn nhiều. Không phải là không thường một anime hành động mãnh liệt mà cũng có chứa yếu tố hài hước, lãng mạn, và thậm chí cả phê phán xã hội sâu sắc. Tương tự với một anime chủ đề lãng mạn nhưng có nhiều yếu tố hành động mãnh liệt.


Âm nhạc:
Cũng như cinema hành động Mỹ, anime sử dụng âm nhạc như một công cụ nghệ thuật quan trọng. Soundtrack của anime là một công việc nặng ở Nhật, và thường đối mặt với những nhu cầu giống như các album pop đầu bản xếp hạng. Cũng vì lí do này mà nhạc anime thường được soạn và trình bày bởi các nhạc công, nhạc sĩ và nhà soạn nhạc “loại A”. Các nhà soạn BGM (nhạc nền) lành nghề thường rất được tôn trọng trong cộng đồng fan anime. Các loạt anime với các đoạn credit mở đầu thường dùng bài hát chủ đề mở đầu như một giới thiệu nhanh. Thông dụng nhất với âm nhạc anime là nhạc nền hay BGM. BGM được dùng để thiết lập giọng điệu của một cảnh, ví dụ như bài “Trận Chiến Quyết Định” của anime Neon Genesis Evangelion được chơi khi nhân vật đang chuẩn bị cho trận chiến và nó dùng những tiếng trống lớn cùng phong cách quân sự làm nổi bật sự căng thẳng của cảnh phim và ám chỉ những pha hành động sắp diễn ra.

Bài hát chủ đề (cũng thường được coi là bài hát mở đầu hay viết tắt là OP) thường khớp với toàn bộ nhịp điệu của phim, và thường phục vụ nhằm mục đích làm người xem kích động về chương trình sắp diễn ra. Đưa vào các bài hát hoặc bài hát kết thúc thường làm cho đánh giá về toàn bộ phim được trọn vẹn, và thường dùng để đánh dấu một cảnh phim đặc biệt quan trọng. Giai điệu mở đầu và kết thúc, cũng như các bài hát, thường được trình bày bởi các nhạc sĩ nổi tiếng hay các thần tượng ca nhạc Nhật Bản, nên bằng cách này, bài hát trở thành một thành phần quan trọng của anime. Ngoài các giai điệu, đối với thể loại seiyu thì đặc biệt còn thường tung ra CD ảnh của nhân vật, gọi là Album Ảnh. Bất chấp từ “Ảnh” trong tên CD, nó chỉ chứa nhạc và/hoặc “lời thoại” (seiyu sẽ nói chuyện với khán giả hoặc với chính cô ta), làm cho người nghe cảm giác như chính nhân vật đang hát. Một loại Anime CD được tung ra nữa là CD Đoạn Trích, gồm các bài hát và nhạc dùng nhân vật seiyu để kể một câu chuyện, và thường là không nằm trong anime chính.

Tiến trình làm Anime:
Kỹ thuật:
Phong cách vẽ trong anime dùng cho truyền hình là phản sản xuất đối với tiến trình làm hoạt hình. Phong cách anime nhấn mạnh chi tiết đến nỗi cuối cùng tạo ra khó khăn trong kinh phí và lịch trình sản xuất, ngược lại với phong cách hoạt hình mà nhấn mạnh sự đơn giản. Thế nên, phong cách anime có một luật là dùng nhiều nỗ lực vào một ít hình vẽ hơn là dùng ít nỗ lực vào nhiều hình vẽ.

Osamu Tezuka chuyển thể và đơn giản hóa nhiều quy tắc hoạt hình Disney để giảm kinh phí và số lượng khung ảnh sản xuất. Điều này nhằm mục tiêu tạm thời để ông ta có thể sản xuất một tập phim mỗi tuần với một nhóm cộng sự chưa thạo làm hoạt hình. Vài nhà làm hoạt hình Nhật Bản vượt qua khó khăn kinh phí sản xuất bằng cách ứng dụng nhiều kỹ thuật khác hơn kỹ thuật của Disney hay của Tezuka/Otsuka để làm anime hoạt hình. Cũng vì giảm khung hình, nhiều cái vẫn bắn và lăn nền, các khung cảnh được tập trung hơn vào chất lượng hơn phần còn lại. Nhà làm hoạt hình Yasuo Otsuka là tiên phong trong kỹ thuật này. Các đạo diễn như Hiroyuki Imaishi đơn giản hóa cảnh nền để có thể chú ý nhiều hơn vào hoạt hình nhân vật. Các nhà làm hoạt hình khác như Tatsuyuki Tanaka thì “nén dẹt và trải rộng”, một kỹ thuật hoạt hình không thường dùng bởi các nhà làm hoạt hình Nhật Bản, Tanaka dùng các bước tắt để bù lại điều này. Các studio anime sử dụng các kỹ thuật để vẽ càng ít cảnh mới càng tốt ví dụ như sử dụng các đoạn thoại chỉ cần hoạt động miệng trong khi phần còn lại của khung hình hầu như không đổi, một kỹ thuật tương tự như phong cách hoạt hình Tây Âu.

Một vài loạt phim truyền hình hay OVA nhiều kinh phí hơn cũng đi trước các bước tắt của hầu hết các anime khác. Phim cổ điển, như những phim sản xuất bởi Toei Animation cho đến giữa thập niên 1960, và các phim kinh phí lớn gần đây, như các phim của hãng phim rất thành công Studio Ghibi có kinh phí nhiều hơn rất nhiều, bởi các thành công đoán trước được ở các điểm bán vé.

Một đặc điểm nữa của anime không thể tìm thấy trong các thị trường phim hoạt hình khác là sự thiếu hụt trong hệ thống chỉ đạo. Sản xuất hoạt hình thường có xu hướng có phong cách thiết lập sẵn bởi đạo diễn phim. Ở Nhật bắt đầu từ đạo diễn hoạt hình Yoshinori Kanada (như một cách tiết kiệm tiền bạc và thời gian) cho phép mỗi họa sĩ hoạt hình thêm chất riêng của mình vào tác phẩm. Một điển hình của điều này là phim The Hakkenden với sự thay đổi phong cách hoạt họa liên tục giữa các tập phim, tùy theo họa sĩ chính của mỗi tập nhất định.

Nhiều hoạt hình phi-Nhật đang bắt đầu sử dụng các biểu tượng và bước tắt của anime, cố lôi kéo một lượng fan anime khổng lồ ở nhiều quốc gia, để giảm chi phí, để trông có vẻ nghệ thuật hơn, và thỉnh thoảng chỉ là vì đam mê anime của chính người sản xuất.

Phong cách:
Mặc dù các hoạ sĩ khác nhau và các phim khác nhau có phong cách nghệ thuật riêng của mình, nhiều yếu tố phong cách đã trở nên phổ biến đến nỗi chúng được mô tả như là thuộc tính của anime nói chung, và đã được đặt tên riêng của mình. Một phong cách chung là những đôi mắt to được vẽ trên các nhân vật anime, do ảnh hưởng bởi Osamu Tezuka, lấy cảm hứng từ những biểu tượng hoạt hình Mỹ như Betty Boop, Chuột Mickey và Bambi của Disney. Tezuka nhận ra rằng phong cách mắt to cho phép nhân vật của ông biểu lộ tình cảm rõ rệt. Nhà nhân chủng văn hóa học Matt Thorn cho rằng các nhà làm hoạt hình và khán giả Nhật Bản không nhận thức những đôi mắt mang phong cách đó thừa hưởng từ nước ngoài chút nào. Khi Tezuka bắt đầu vẽ Ribbon no Kishi, manga đầu tiên nhằm vào thiếu nữ, Tezuka nhấn mạnh hơn nữa khoé mắt của các nhân vật. Quả thực, thông qua Ribbon no Kishi, Tezuka đã đặt ra một mô hình mà các họa sĩ Shojo về sau có xu hướng đi theo. Một biến dạng của phong cách này là “chibi” hay “siêu biến dạng”, thường vẽ những đôi mắt khổng lồ, đầu to, và cơ thể nhỏ.

Những yếu tố phong cách khác cũng phổ biến, như trong anime hài, các nhân vật khi sốc hay ngạc nhiên sẽ thể hiện một “lỗi mặt”, trong đó họ thể hiện một gương mặt ngạc nhiên phóng đại. Các nhân vật nổi giận có thể sẽ lộ ra hiệu ứng “gân máu” hay “dấu nhấn”, với những đường thể hiện mạch máu lồi lên trên trán. Các cô gái nổi giận thỉnh thoảng sẽ triệu hồi một cái chày vồ từ đâu đó và đánh người khác với nó, dẫn đến khái niệm “không gian búa”. Các nhân vật nam sẽ phát triển một cái mũi đỏ khi gần đối tượng yêu của họ (rõ ràng là chỉ sự ham muốn …). Các nhân vật xấu hổ sẽ không thể nào khác được là phải đổ 1 giọt mồ hôi khổng lồ, điều đó trở thành một thứ gì đó như khuôn thức của anime.

Mức độ phong cách thay đổi tùy theo từng phim. Vài phim dùng quá nhiều phong cách phổ biến: như phim FLCL là điển hình, nổi tiếng với phong cách phóng đại, hoang dã. Ngược lại, một vài phim như Only Yesterday của Isao Takahata, tiến gần với tả thực, hoàn toàn không có phong cách phóng đại.

Các công ty:
Anime được sản xuất bởi các công ty Anime. Thường thì nhiều công ty cùng hợp tác trên nhiều phương diện của anime để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Lợi nhuận được thu từ truyền hình hay chiếu rạp hoặc bán lẻ, thường là thông qua DVD. Thương mại cũng là một nguồn thu đầy lợi nhuận.

Các loại phát hành của Anime:
Hầu hết anime được xếp vào 1 trong 3 loại sau:

- Phim điện ảnh: thường được chiếu trong rạp, đại diện cho lợi nhuận lớn nhất và chất lượng video cao nhất. Anime điện ảnh đã phá kỷ lục lợi nhuận có các phim Akira, Ghost in a shell, và Spirited Away. Vài phim anime chỉ phát hành ở các liên hoan phim hay anime và thường ngắn hơn thỉnh thoảng có chất lượng sản xuất thấp hơn. Ví dụ như Winter Days, và Legend of Forest của Osamu Tezuka. Các loại phim khác như phim biên soạn, là các tập phim truyền hình được hiệu chỉnh và chiếu rạp vì lí do gì đó, thế nên chỉ là một dạng đầu tư của phim truyền hình. Tuy nhiên dạng này có thể dài hơn phim bình thường. Cũng có các đoạn chiếu rạp từ các loạt phim truyền hình và quảng cáo rạp để đủ độ dài chiếu.

- Loạt anime truyền hình: thường được cung cấp và chiếu trên truyền hình theo lịch. Phim truyền hình thường có chất lượng thấp hơn so với OVA và các phim điện ảnh, vì kinh phí sản xuất thường trải ra trên nhiều tập hơn là một phim hoặc một loạt ngắn. Hầu hết các tập đều dài 23 phút, và để đủ 30 phút chiếu thông thường thì có thêm các đoạn quảng cáo sản phẩm. Một mùa đầy đủ có 26 tập, và nhiều phim chỉ chiếu nửa mùa, tức 13 tập. Hầu hết các tập phim truyền hình đều có credit mở đầu, credit kết thúc và thường thêm các đoạn “chú ý”, một cảnh rất ngắn, thường là hài hước hay ngớ ngẩn, dùng để đánh dấu bắt đầu hay kết thúc đoạn quảng cáo sản phẩm. “Chú ý” thường thấy trong các loạt phim truyền hình và thường giống nhau suốt loạt phim. Đoạn credit thường đi kèm với cảnh giới thiệu tập kế tiếp.

- OVA (Original Video Animation, Hoạt hình video gốc): thường giống như các các loạt phim truyền hình ngắn. OVA có thể dài bao nhiêu tập cũng được; phim lẻ thường ngắn hơn phim điện ảnh thường. Chúng thường được sản xuất trực tiếp ra video. Như một luật chung, OVA anime thường có chất lượng cao, gần với phim điện ảnh. Các đầu phim thường có các tình tiết liên tục, thường xuyên xem thú vị nhất nếu xem liên tục. Credit mở đầu, credit kết thúc, và “chú ý” cũng thỉnh thoảng bắt gặp trong OVA nhưng không phải là tất cả.


Nguồn sưu tầm

Chữ ký của horrors

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bài gửi :
160
:
Lượng :
24851
:
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat18
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat10[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat12[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat13
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat15
Hidetoshi
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat17
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat19[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat21[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Bgavat22
Hidetoshi
๖ۣۜSora no Otoshimono
Hiện Đang:
 
Bài gửi : 160
Lượng : 24851
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Vide10
Bài gửi : 160
Lượng : 24851
[Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime Vide10

Bài gửiTiêu đề: Re: [Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime

Tiêu đề: [Giới thiệu] Vài hiểu biết về anime

Kinh nhờ :)) Like

Chữ ký của Hidetoshi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất